Cẩm nang du lịch
NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH LINH THIÊNG NHẤT VIỆT NAM
Những điểm đến tâm linh như chùa, đền, miếu, am,… luôn được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình du ngoạn của mình để nguyện ước bình an, sức khỏe và thành công. Vì thế, hôm nay Tâm Phát Travel sẽ giới thiệu đến các bạn những ngồi chùa linh thiêng thu hút nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu du khách về hành hương mỗi năm!
1. Chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ven bờ phải sông Đáy và cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được chùa Hương thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.
Để đến được chùa Hương, du khách có thể đi đường bộ hoặc đường thủy. Đường bộ xuyên qua rừng mơ, được hòa mình vào nhiều chùa, hang, cảnh đẹp, được có dịp thắp nén nhang bên ngôi mộ Tản Đà, một thi sĩ danh tiếng của Việt Nam sống ở nửa đầu thế kỷ XX. Đường thủy thì lại lững lờ dọc suối Yến, lặng ngắm hoa súng tím biếc dưới chân núi non trùng điệp.
Thơ mộng suối Yến
2. Núi Yên Tử
Núi Yên Tử là cả một cánh rừng với hàng trăm ngôi chùa, am, miếu lớn nhỏ thấp thoáng trong đám lá rừng cũng cổ kính và già nua không kém. Không gian tĩnh lặng nhuốm màu tâm linh và tràn ngập một không khí giác ngộ đạo Phật vẫn miệt mài truyền nguồn năng lượng tinh khôi của đất trời giao hòa vào từng hơi thở, từng bước chân du khách.
Núi Yên Tử – một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút nhất Việt Nam
Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước với nhiều kiến trúc cổ được xây dựng qua nhiều thời kì dưới các triều đại Trần, Lê, Nguyên.
Yên Tử trong sương khói lảng bảng Quảng Ninh
Là dãy núi thấp thuộc cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất với địa hình phức tạp, Yên Tử là điểm du lịch tâm linh với cảnh quan kì vĩ, đặc biệt nhất là đỉnh thiêng Yên Tử với kiến trúc cổ như hòa mình vào với thiên nhiên núi non vùng cực bắc tổ quốc.
Yên Tử là điểm du lịch tâm linh với cảnh quan kì vĩ
Ở độ cao 1068m, cả đỉnh thiêng Yên Tử như 1 tòa sen lớn, mỗi phiến đá như 1 cánh sen nở. Người ta vượt 6000m từ chân núi đến đây không chỉ đề cầu phúc, cầu an mà còn đến đây mỗi năm như một ý niệm tâm linh. Tìm về chốn bình yên để lòng thanh thản.
Tìm về Yên Tử, tìm về chốn bình yên để lòng thanh thản
3. Chùa Bái Đính
Tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nằm ở cửa ngõ phía Tây của kinh đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính là một trong những điểm đến linh thiêng được du khách đặc biệt ưa chuộng.
Chùa Bái Đính nhìn từ trên cao
Được xây dựng trên một diện tích rộng lớn khoảng gần 540 ha, chùa Bái Đính nhìn từ trên cao như một khu mê cung rộng lớn, ngập tràn giữa sắc xanh của thiên nhiên. Đó là sắc xanh của đồi núi, những rừng cây rợn ngợp màu hùng vĩ, màu xanh của dòng sông uốn lượn mang hơi thở của vùng đất “địa linh – nhân kiệt”.
Bức tranh Bái Đính mê hoặc lòng người
Không chỉ đơn thuần là một điểm đến mang ý nghĩa tâm linh, chùa Bái Đính còn là một địa điểm du lịch cực hot, là bức tranh hòa quyện giữa sắc màu thiên nhiên tươi mới và chút cổ điển, tâm linh.
Phút tĩnh tâm ở chùa Bái Đính
4. Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng tọa lạc tại khu đất có địa thế đẹp, linh thiêng và thơ mộng ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển của “thành phố đáng sống” Đà Nẵng. Ngôi chùa này có tượng Quan Thế Âm được xem là to nhất của Đông Nam Á. Tượng Phật bà cao 67m, đang đứng trên một tòa sen đường kính 35m, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người thành phố biển hiền lành. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao.
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng
Ngày ngày, Linh Ứng đón rất nhiều du khách, phật tử từ khắp nơi đến thăm. Từ nơi đây, có thể thấy được vịnh Đà Nẵng với nước xanh như ngọc, xa xa là thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng cùng Cù Lao Chàm, Nam Thiên Đệ Nhất Hùng quan Hải Vân như đang trôi bồng bềnh trong những áng mây cuối trời. Hơn thế nữa, giá trị tâm linh mà nơi đây mang đến thật không phải cảnh đẹp nào cũng mang lại được, như một chốn bình yên, một nơi gột sạch mọi lo toan đời thường.
Linh Ứng bồng bềnh trong những áng mây cuối trời
5. Chùa Thiên Mụ – Huế
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế với các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm,… cùng kiến trúc một cung điện của vua chúa, quan lại ở Huế cổ xưa. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng ngắm dòng sông phẳng lặng lãng mạn, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế.
Chùa Thiên Mụ – một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam
6. Chùa Linh Phước
Giữa chốn thiên sơn ngàn hoa ở Đà Lạt mộng mơ, cũng có một cõi hư vô phảng phất mùi nhang trầm mà ai lên xứ cao nguyên cũng mong muốn được khám phá – chùa Linh Phước.
Chùa Linh Phước
Linh Phước còn có tên gọi khác là chùa Ve chai bởi kiến trúc của chùa hầu như được tạo nên từ những mảnh sành, sứ,…
Chùa được xây dựng từ những mảnh ve chai, sành sứ
Chùa nằm ngay trên tuyến đường quốc lộ 20, ở số 120 Tự Phước,Trại Mát, cách trung tâm thành phố chừng 8km về phía Đông Bắc. Nếu về Đà Lạt, nhớ dừng chân ở chùa Linh Phước, để chiêm nghiệm, để hít hà hương vị sâu thật sâu, an yên cùng vũ khúc tâm linh riêng, nhẹ nhàng.
Tìm phút tâm linh riêng, nhẹ nhàng ở chùa Linh Phước
7. Chùa bà Thiên Hậu
Giữa Sài Gòn xô bồ, nhộn nhịp vẫn có những góc tĩnh lặng riêng để làm dịu mát tâm hồn, cho mọi vướng bận, sân si nhật thường đều trôi vào không gian trầm lắng ấy ở chùa bà Thiên Hậu.
Chùa bà Thiên Hậu
Chùa bà Thiên Hậu tọa lạc giữa lòng thành phố, là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa. Sau 256 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Không những thế, mọi thứ nơi đây dường như đã được thời gian ươm màu để không gian thêm phần cô tịch, bước chân người đi qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa thân thuộc lại có phần bí ẩn và tìm về chốn hư không, tìm lại chút an yên.
Chùa bà Thiên Hậu tọa lạc giữa lòng thành phố, là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa
8. Núi Bà Đen
Núi Bà Đen còn là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp,… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng.
Núi Bà Đen
Hàng triệu lượt du khách đến Núi Bà mỗi năm, đặc biệt là những ngày rằm. Người ta đến Núi Bà không chỉ vì sự tín ngưỡng viếng chùa cầu phúc mà đến đó để tham quan một di tích, chùa trên núi, một quần thể các ngôi chùa, điện thờ cúng các vị thần, thánh, đến để thấy lòng nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn.
Hàng triệu lượt du khách đến Núi Bà mỗi năm
9. Chùa Phước Điền
Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Phước Điền, nép mình trên triền núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, có lịch sử hơn 100 năm, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả vùng Nam Bộ. Đến chùa Hang, du khách như đi qua cánh cửa mở ra một thế giới mới để trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, hòa mình vào không an yên ả trong lành và êm dịu như chốn cổ tích.
Chùa Phước Điền – điểm du lịch tâm linh thu hút du khách ở An Giang
Không cần quá hoa lệ kiêu sa, không cần màu mè tô điểm, những điểm du lịch tâm linh luôn có một nét hấp dẫn rất riêng, làm khỏa lấp những phiền muộn lo lắng nhỏ nhặt thường nhật, đưa tâm hồn mỗi người lạc chốn thiền môn, một thoáng bình yên dịu vợi. Hy vọng top 7 điểm du lịch tâm linh trên đây sẽ giúp bạn có lựa chọn để mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, bước chân lại có nơi tìm về.
Các tin liên quan
NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN SAPA
DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN MÙA NÀO ĐẸP NHẤT ?
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI MÁY BAY LẦN ĐẦU
Bạn cần chuẩn bị đủ giấy tờ, bình tĩnh làm thủ tục, có mặt tại cửa lên máy bay đúng giờ... sẽ giúp bạn không bỡ ngỡ khi lần đầu di chuyển bằng đường hàng không.